Lễ hội Cầu an Bản Mường được xem là một trong những lễ hội truyền thống. Mang ý nghĩa rất quan trọng với người dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng. Đầu tháng Hai âm lịch hàng năm (dịp Tết Nguyên Đán).
Lễ hội Cầu an Bản Mường liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa tâm linh của cả Bản Mường. Bên cạnh đó còn liên quan đến mùa màng, sức khỏe và công việc làm ăn trong năm. Do vậy, lễ hội được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ. Thu hút sự tham gia của đồng bào ở địa vực lớn (bản, Mường). Trong lễ hội mọi người không chỉ bộc lộ khát vọng cầu an cho cuộc sống. Mối quan hệ khăng khít giữa thần và người. Mà còn biểu hiện khát vọng sinh sôi qua sự mong muốn là cầu khẩn mùa màng bội thu. Gia súc sinh sôi. Ngoài ra, còn mang tính chất tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho mọi người.
Lễ hội được tổ chức tại một đất bãi rộng, nơi có nguồn nước trong lành. Nhiều khi người dân chọn nguồn nước thiêng của bản hoặc ở bìa rừng nơi có nhiều cây cối xanh tươi ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở vườn và ở đầu ruộng. Thường thì ngay từ dịp Tết Nguyên đán, mọi thứ dùng cho lễ hội đã chuẩn bị xong. Lễ hội thường kéo dài trong 3 ngày (có nơi hai ngày một đêm, có nơi một ngày một đêm) với nhiều nghi thức tâm linh và hoạt động đời sống hàng ngày.
Tại đây, người dân thực hiện nghi lễ cúng thần linh cơ bản là hiến sinh trâu. Nhưng đa số người Thái hiến tế cặp trâu đen – trắng cỡ từ mười tuổi trở lên, trong đó, con trâu trắng chính là vật thiêng để lễ tế thần. Người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức lễ hội cầu an Bản Mường là a nha, tuy nhiên người trực tiếp điều hành buổi lễ lại chính là ông thầy cúng (mo mường)
Dân chúng trong mường, ngoài bản, bất kể già trẻ gái trai đều có nghĩa vụ tham gia. Đóng góp tùy sức mình và được quyền tham dự lễ hội của mường. Sau nghi lễ tế thần sẽ là cuộc ăn uống cộng cảm vui vẻ nhưng phải đúng nghi lễ của tất cả người dân trong làng. Các ông mo mường, a nha làm phép ở mâm cỗ chính, rồi đi từng mâm. Ở mỗi mâm các ông ăn một miếng thịt, uống một hớp rượu. Kế đó, cả bản ăn uống vui vẻ cho bằng hết các mâm trên bàn ăn gỗ, không được bỏ thừa hay đem về. Cuối cùng là những trò bách hý trong hội lễ: Hoạt động hội hè, trò chơi, văn nghệ, thể thao… rất vui vẻ với tiếng chiêng, trống vô cùng náo nhiệt.
Lễ hội Cầu an Bản Mường là một nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thái thể hiện niềm tin, sức mạnh của con người. Cầu phúc cho một cuộc đời hạnh phúc, an bình…