Vào dịp đầu xuân, trên khắp các bản làng vùng cao của người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập không khí đón xuân. Một trong những lễ hội luôn thu hút đông đảo mọi người tham gia đó là Lễ hội Gầu Tào.
Gầu tào là một lễ hội độc đáo của người Mông có từ rất lâu đời, luôn được mọi người dân trông chờ nhất vào dịp đầu xuân, tuy nhiên lễ hội này đã nhiều năm không được tổ chức, chỉ trong một vài năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương, lễ hội mới được tổ chức trở lại ở một số vùng của người Mông như: Pha Long – Mường Khương; San Sả Hồ – Sa Pa; Phong Liên – Bảo Thắng… tạo nên không khí rộn ràng đầu xuân trên khắp các vùng người Mông ở Lào Cai.
Vào dịp đầu xuân, trên khắp các bản làng vùng cao của người Mông, đâu đâu cũng tràn ngập không khí đón xuân. Một trong những lễ hội luôn thu hút đông đảo mọi người tham gia đó là Lễ hội Gầu Tào.
Gầu tào là một lễ hội độc đáo của người Mông có từ rất lâu đời, luôn được mọi người dân trông chờ nhất vào dịp đầu xuân, tuy nhiên lễ hội này đã nhiều năm không được tổ chức, chỉ trong một vài năm gần đây, nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương, lễ hội mới được tổ chức trở lại ở một số vùng của người Mông như: Pha Long – Mường Khương; San Sả Hồ – Sa Pa; Phong Liên – Bảo Thắng… tạo nên không khí rộn ràng đầu xuân trên khắp các vùng người Mông ở Lào Cai.
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, mà muốn sinh được người con như ý muốn, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thầy đồi, thần núi “xanh hấu tào, xanh hấu pề” phù hộ gia đình sinh được người con trai… Gia đình sẽ tổ chức lễ Gầu Tào trong 3 năm hoặc 5 năm mời anh em, họ hàng, bà con người Mông đến chia vui và tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ. Sau một thời gian về nhà mà người vợ mang thai, sinh được người con như ý muốn thì gia đình sẽ tổ chức Lễ hội Gầu Tào như đã hứa với các vị thần.
Toàn cảnh Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Nguồn gốc của Lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ đó, lúc đầu nó chỉ đơn thuần là gắn liền với việc cầu tự “cầu con”, do một gia đình nào đó trong làng đứng lên tổ chức nên chỉ những gia đình giàu có mới tổ chức được lễ hội này. Sau này, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cộng đồng lễ hội được nhân rộng, tổ chức thường xuyên và trở thành lễ hội của cộng đồng làng. Bởi vậy, ngoài ý, nghĩa ban đầu của lễ đã có sự biến đổi. Ngoài việc cầu con, còn cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng..
Tùy từng vùng người Mông mà lễ hội được tổ chức vào các ngày khác nhau. Theo truyền thống trước đây của người Mông, lễ hội thường được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4 Tết Âm lịch, nhiều vùng chọn tổ chức vào ngày thìn (rồng) của đầu năm để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trước đây, việc tổ chức lễ hội do một gia đình đứng ra nhưng có sự giúp đỡ của anh em, họ hàng, những người gà làng, trưởng bản. Gia đình sẽ phải nhờ một người có uy tín, kinh nghiệm là chủ lễ. Người chủ lễ sẽ cùng gia đình chọn một người làm chủ cúng; một đội làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội; một đội phục vụ nấu ăn phục vụ anh em về tham dự lễ hội. Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức ở những khu vực đất đai bằng phẳng, rộng rãi, có thể chứa được nhiều người tham gia, thường là tổ chức trên một quả đồi. Trước ngày diễn ra lễ hội, gia đình cử người dựng cây nêu để báo hiệu cho dân làng biết là năm nay ở địa điểm này tổ chức Lễ hội Gầu Tào để mọi người rủ nhau đến dự hội, đồng thời gia đình cử người đi mời anh em ở xa về dự lễ với gia đình. Mọi người trong làng biết tin cũng tự thông báo cho nhau để về xem lễ hội.
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, trước đây những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, mà muốn sinh được người con như ý muốn, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thầy đồi, thần núi “xanh hấu tào, xanh hấu pề” phù hộ gia đình sinh được người con trai… Gia đình sẽ tổ chức lễ Gầu Tào trong 3 năm hoặc 5 năm mời anh em, họ hàng, bà con người Mông đến chia vui và tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ. Sau một thời gian về nhà mà người vợ mang thai, sinh được người con như ý muốn thì gia đình sẽ tổ chức Lễ hội Gầu Tào như đã hứa với các vị thần.
Toàn cảnh Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Nguồn gốc của Lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ đó, lúc đầu nó chỉ đơn thuần là gắn liền với việc cầu tự “cầu con”, do một gia đình nào đó trong làng đứng lên tổ chức nên chỉ những gia đình giàu có mới tổ chức được lễ hội này. Sau này, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cộng đồng lễ hội được nhân rộng, tổ chức thường xuyên và trở thành lễ hội của cộng đồng làng. Bởi vậy, ngoài ý, nghĩa ban đầu của lễ đã có sự biến đổi. Ngoài việc cầu con, còn cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu cho mùa màng bội thu, dân bản có cuộc sống ấm no, thịnh vượng..
Tùy từng vùng người Mông mà lễ hội được tổ chức vào các ngày khác nhau. Theo truyền thống trước đây của người Mông, lễ hội thường được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4 Tết Âm lịch, nhiều vùng chọn tổ chức vào ngày thìn (rồng) của đầu năm để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bà con có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trước đây, việc tổ chức lễ hội do một gia đình đứng ra nhưng có sự giúp đỡ của anh em, họ hàng, những người gà làng, trưởng bản. Gia đình sẽ phải nhờ một người có uy tín, kinh nghiệm là chủ lễ. Người chủ lễ sẽ cùng gia đình chọn một người làm chủ cúng; một đội làm nhiệm vụ bảo vệ lễ hội; một đội phục vụ nấu ăn phục vụ anh em về tham dự lễ hội. Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức ở những khu vực đất đai bằng phẳng, rộng rãi, có thể chứa được nhiều người tham gia, thường là tổ chức trên một quả đồi. Trước ngày diễn ra lễ hội, gia đình cử người dựng cây nêu để báo hiệu cho dân làng biết là năm nay ở địa điểm này tổ chức Lễ hội Gầu Tào để mọi người rủ nhau đến dự hội, đồng thời gia đình cử người đi mời anh em ở xa về dự lễ với gia đình. Mọi người trong làng biết tin cũng tự thông báo cho nhau để về xem lễ hội.